Giãn tĩnh mạch khiến chân bị sưng to, ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt. Một số bệnh nhân cảm thấy đau và khó chịu. Chuyên khoa điều trị giãn tĩnh mạch An Viên mách bạn 8 phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả và dễ dàng thực hiện.
Giãn tĩnh mạch là gì?
Giãn tĩnh mạch có biểu hiện màu xanh đậm hoặc tím xuất hiện dưới da và có thể phình to trông thấy. Bệnh phát triển khi các van nhỏ trong tĩnh mạch trở nên yếu đi. Các van này đóng vai trò ngăn máu chảy ngược qua tĩnh mạch. Và khi chúng bị hỏng, máu có thể đọng lại trong tĩnh mạch khiến các tĩnh mạch bị xoắn và sưng lên rất rõ.
Các triệu chứng khác của giãn tĩnh mạch bao gồm:
- Cảm giác bỏng rát hoặc đau nhói ở chân
- Chân sưng phù, cảm giác nặng nề hoặc đau nhức
- Chuột rút cơ thường xuyên vào ban đêm
- Da khô hoặc ngứa, để lộ các đường tĩnh mạch giãn ngoằn ngoèo.
Cách điều trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà
Nếu bạn có dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch chân hoặc đã được chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch, hãy thử các biện pháp điều trị tại nhà sau đây. Điều này sẽ ít nhiều giúp bạn kiểm soát tình trạng bệnh và cải thiện các triệu chứng:
Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên giúp máu lưu thông tốt hơn, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu hiệu quả. Tập thể dục cũng giúp ổn định huyết áp – yếu tố góp phần gây ra chứng giãn tĩnh mạch.
Tuy nhiên, các bài tập cường độ cao không thực sự tốt đối với người mắc bệnh giãn tĩnh mạch. Do đó cần lựa chọn các bài tập phù hợp. Theo bác sĩ tại Chuyên khoa điều trị giãn tĩnh mạch An Viên khuyên: Người mắc bệnh giãn tĩnh mạch nên lựa chọn các bài tập nhẹ, nhịp nhàng. Các bài tập cường độ giúp cơ bắp chân hoạt động mà không bị căng quá mức. Cụ thể như bơi lội, đi dạo, đi xe đạp, yoga,…
Tất/vớ nén chuyên dùng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch
Hiện nay, tất/vớ nén được bán ở hầu hết các hiệu thuốc. Cơ chế hoạt động của thiết bị này là tạo áp lực lên chân nhằm hỗ trợ các cơ và tĩnh mạch di chuyển máu về tim.
Một nghiên cứu của Tạp chí Phẫu thuật Mạch máu và Nội mạch Châu Âu năm 2018 chỉ ra: Người sử dụng tất/vớ nén cao đến đầu gối với áp lực từ 18 đến 21mmHg trong tuần nhận thấy kết quả giảm đau nhức do giãn tĩnh mạch rõ rệt. Tình trạng bệnh được cải thiện và tiến triển tốt.
Sử dụng chế phẩm chiết xuất từ hạt dẻ ngựa
Một nghiên cứu tổng quan từ Thụy Sỹ cho thấy sử dụng chiết xuất hạt dẻ ngựa có thể giúp giảm đau chân và ngứa ở những người suy giãn tĩnh mạch. Hiện nay chiết xuất hạt dẻ ngựa có sẵn dưới dạng chế phẩm như gel, thuốc mỡ, viên nén, viên nang, thuốc nhỏ,… Các thử nghiệm và nghiên cứu trên bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch đã chứng minh hiệu quả của chế phẩm trên. Sau khi sử dụng người bệnh cảm thấy giảm phù nề, giảm đau và giảm ngứa. Ngoài ra không phát hiện tác dụng phụ.
Thay đổi chế độ ăn uống
Người mắc giãn tĩnh mạch nên lựa chọn thực phẩm giàu kali. Chúng giúp giảm tích trữ nước trong cơ thể, cải thiện bệnh giãn tĩnh mạch.
Đồng thời, người bị giãn tĩnh mạch cũng cần bổ sung chất xơ. Thực phẩm giàu xơ có lợi cho tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Điều này đặc biệt quan trọng. Khi phải rặn nhiều trong lúc đại tiện, những tĩnh mạch vùng bụng và chân chịu áp lực cao dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.
Bên cạnh đó, cũng cần chú ý loại bỏ thực phẩm mặn, giàu natri. Bởi chúng là một nguyên nhân dẫn đến tĩnh trạng cơ thể tích nước.
Những người thừa cân cũng có nguy cơ giãn tĩnh mạch cao. Do đó, việc giảm bất kỳ cân nặng dư thừa nào cũng đều tốt cho tĩnh mạch.
Ăn nhiều flavonoid
Flavonoi còn có tên gọi khác là bioflavonoid – một loại chất chuyển hóa trung gian của thực vật. Bổ cung thực phẩm chứa flavonoid giúp giảm triệu chứng giãn tĩnh mạch.
Flavonoid cải thiện lưu thông máu, hạn chế máu bị đọng lại trong tĩnh mạch. Chất này cũng giúp giảm huyết áp trong động mạch.
Chọn quần áo không gò bó
Mặc quần áo bó sát có thể hạn chế lưu thông máu. Vì vậy, hãy lựa chọn trang phục thoải mái để quá trình tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn. Việc cung cấp máu cho phần dưới cơ thể được cải thiện.
Ngoài ra, chọn giày bệt, mềm mại cũng giúp điều trị chứng giãn tĩnh mạch ở chân
Giữ chân nâng cao
Hãy dành vài phút để đưa chân lên cao bằng hoặc hơn so với tim. Động tác này giúp cải thiện tuần hoàn. Áp lực trong tĩnh mạch chân giảm và trọng lực sẽ giúp máu thuận lợi trở về tim. Cố gắng thực hiện động tác này một vài phút khi bạn phải ngồi trong thời gian dài.
Xoa bóp
Nhẹ nhàng xoa bóp các khu vực bị giãn tĩnh mạch giúp cho máu di chuyển tốt hơn. Có thể sử dụng loại dầu massage nhẹ nhàng hoặc kem dưỡng ẩm để đạy hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên, tránh ấn trực tiếp vào tĩnh mạch. Điều này có thể làm hỏng các mô mỏng quanh nó. Tĩnh mạch có nguy cơ giãn vỡ cao hơn.
Tránh ngồi lâu
Nếu bạn phải ngồi lâu, hãy đứng lên đi lại hoặc thay đổi tư thế thường xuyên. Bạn cũng có thể tập các động tác nhỏ như xoay cổ chân, nhón chân để máu lưu thông tốt hơn. Tránh ngồi vắt chéo chân vì sẽ hạn chế máu lưu thông ở chân. Gây ra nhiều vấn đề liên quan đến tuần hoàn máu.
Phương pháp điều trị y tế cho chứng giãn tĩnh mạch
Nếu các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà không hiệu quả, bệnh chuyển nặng nghiêm trọng thì bạn nên lựa chọn điều trị y tế. Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch được đánh giá cao bao gồm:
- Tiêm xơ: Các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc gay xơ vào tĩnh mạch để tạo phản ứng viêm tĩnh mạch do hóa chất. Kết hợp song song với ép đè để các thành tĩnh mạch dính vào nhau. Khi đó, tĩnh mạch sẽ không còn máu và được loại bỏ. Đây là thủ thuật đã được kiểm chứng và áp dụng phổ biến trên thế giới nhiều năm gần đây.
- Can thiệp laser, RF: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp người bệnh suy giãn tĩnh mạch từ giai đoạn 2 trở đi. Khi tình trạng suy giãn tĩnh mạch trở nên rõ ràng hơn. Các cấp độ biểu hiện qua những dấu hiệu lâm sàng như tĩnh mạch giãn to, nổi rõ dưới da, phù chân, thay đổi sắc tố da ở cẳng chân và loét chân.
- Dùng keo sinh học Venaseal: Đây là một loại keo y tế được sử dụng để điều trị suy giãn tĩnh mạch. Chúng hoạt động bằng cách xâm nhập và niêm phong vùng tĩnh mạch bất thường. Sau khi được niêm phong, vùng tĩnh mạch sẽ dần cứng lại. Khi đó, máu được định vị lại và lưu thông ở tĩnh mạch khỏe khác. Đồng thời mọi triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch sẽ biến mất.
Giãn tĩnh mạch đem lại cảm giác đau, ngứa, chuột rút,… cho người bệnh. Các đường tĩnh mạch giãn nổi trên da mất thẩm mỹ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người bệnh. Điều trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà là hoàn toàn có thể. Thay đổi chế độ ăn và lối sống giúp các triệu chứng được cải thiện.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bệnh chuyển nặng, người bệnh cần tìm kiếm các phương pháp điều trị y tế kịp thời. Nếu để lâu, các đường giãn tĩnh mạch có thể bị vỡ, lở loét và viêm nhiễm. Các vết thương khó phục hồi dẫn đến hoại tử, tàn tật. Nguy hiểm hơn nữa, người bệnh có thể bị nguy hại đến tính mạng do biến chứng của bệnh. Tại Chuyên khoa giãn tĩnh mạch An Viên, bệnh nhân sẽ được thăm khám miễn phí và lên phác đồ điều trị phù hợp. Các bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên tốt nhất để có một cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi giãn tĩnh mạch. Liên hệ hotline 1800 0086 để được tư vấn kịp thời bạn nhé.