BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH LÀ GÌ?

Bệnh giãn tĩnh mạch là hậu quả của sự hư hại các van trong lòng tĩnh mạch, làm cho máu chảy theo chiều trái ngược với thông thường.

GIÃN TĨNH MẠCH LÀ GÌ?

Bệnh giãn tĩnh mạch là hậu quả của sự hư hại các van trong lòng tĩnh mạch, làm cho máu chảy theo một chiều trái ngược với thông thường. Thay vì được bơm từ bàn chân lên tim, máu sẽ đi theo chiều ngược lại làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch đồng thời kéo giãn thành tĩnh mạch. Thêm vào đó khi các tĩnh mạch giãn, sẽ kéo các van và làm cho tình trạng hở các van nặng thêm. Hậu quả là làm tăng áp lực trong tĩnh mạch, gây nên tình trạng viêm tĩnh mạch, giãn các tĩnh mạch kèm theo các biến chứng khác.

Bệnh giãn tĩnh mạch là hậu quả của sự hư hại các van trong lòng tĩnh mạch

DẤU HIỆU BỆNH GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI

Các triệu chứng giãn tĩnh mạch có thể xảy ra bao gồm:

  • Tĩnh mạch giãn lớn, nổi ngoằn ngoèo sát bề mặt da, có màu xanh hoặc đỏ, nhỏ như sợi tóc đến lớn như chiếc đũa.
  • Đau nhức, nặng và mỏi chân
  • Cảm giác nóng, ngứa, và co cứng hay chuột rút về đêm
  • Tê rần, châm chích, cảm giác như kiến bò vùng cẳng chân
  • Phù chân thường xuất hiện vào buổi chiều hay sau khi đứng một lúc…

NGUYÊN NHÂN NÀO DẪN ĐẾN GIÃN TĨNH MẠCH?

Một vài yếu tố nguy cơ sau đây có thể dẫn đến bệnh giãn tĩnh mạch:

  • Tính chất công việc buộc phải đứng, ngồi một chỗ trong thời gian dài
  • Do tuổi tác, tuổi càng cao, khả năng bị giãn tĩnh mạch càng lớn
  • Do thói quen mặc quần quá chật, mang giày cao gót ở phụ nữ
  • Do quá trình mang thai, phụ nữ càng mang thai nhiều lần, khả năng bị giãn tĩnh mạch càng lớn
  • Do béo phì, táo bón…

BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI

Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới nếu không điều trị kịp thời, hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng phức tạp như gây thâm da, loét chân, hình thành huyết khối trong lòng tĩnh mạch có thể gây tử vong.

  • Chuột rút về đêm, sưng to và đau buốt cẳng chân
  • Nặng hơn bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.
  • Giai đoạn cuối cùng có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới khiến da chân đổi màu chàm, lở loét rất khó điều trị.
  • Hình thành cục huyết khối trong lòng tĩnh mạch, cục huyết khối có thể di chuyển đến phổi gây thuyên tắc tĩnh mạch phổi, nguy cơ tử vong rất cao.

ĐIỀU TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH NHƯ THẾ NÀO?

Những người có nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch cao như phụ nữ trên 30 tuổi, làm công việc buộc phải ngồi nhiều, đứng lâu, những người có triệu đau, nặng, mỏi chân vào chiều tối được khuyến khích đến các chuyên khoa về mạch máu để chẩn đoán và điều trị sớm.

Tùy thuộc vào từng cấp độ mà bệnh giãn tĩnh mạch có thể điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp mang vớ hoặc điều trị bằng các phương pháp can thiệp như phẫu thuật, chích xơ, laser nội tĩnh mạch…

Điều trị giãn tĩnh mạch bằng laser không cần mổ

Bệnh nhân giãn tĩnh mạch cần duy trì lối sinh hoạt năng động, lành mạnh, năng tập thể dục, bổ sung nhiều chất xơ, vitamin E, C, giữ trọng lượng cơ thể hợp lý…

“Bệnh giãn tĩnh mạch nếu được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ cho kết quả tốt hơn. Bệnh nhân không nên để đến khi bệnh trở nặng, xuất hiện các biến chứng mới đi khám. Khi có bất kỳ triệu chứng nào, người bệnh có thể đến Phòng khám Tĩnh mạch An Viên để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Mọi thắc mắc về bệnh giãn tĩnh mạch vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 1800 0086

KHÁCH HÀNG ĐÃ ĐIỀU TRỊ TẠI AN VIÊN?

Tĩnh mạch An Viên chuyên khám và điều trị giãn tĩnh mạch tại Hà Nội và Tp.HCM. Với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, cùng hệ thống trang thiết bị tiên tiến, các phương pháp điều trị được cập nhật thường xuyên. Tĩnh mạch An Viên đã điều trị thành công cho hàng ngàn bệnh nhân mắc giãn tĩnh mạch ở mọi cấp độ.

 
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Hotline
0974.876.895

ĐẶT LỊCH KHÁM