Có thể bạn chưa biết:
- Giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không
- Có nên sử dụng cây thuốc nam chữa suy giãn tĩnh mạch không?
- Giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không
Những dấu hiệu giãn tĩnh mạch, bạn không thể bỏ qua
Nếu như trước kia, suy giãn tĩnh mạch chỉ xuất hiện ở độ tuổi từ 45 trở lên, thì trong những năm gần đây căn bệnh này đã và đang có xu hướng ngày càng trẻ hoá. Những bệnh nhân đến thăm khám mới chỉ có 20, 25 tuổi là chuyện rất bình thường. Do vậy không ngoại trừ khả năng bạn cũng có nguy cơ rất cao mắc phải căn bệnh này.
Vậy làm thế nào để xác định được bản thân đang mắc phải bệnh suy giãn tĩnh mạch?
Để nhận biết được bản thân có đang mắc phải bệnh suy giãn tĩnh mạch hay không, bạn có thể thông qua những dấu hiệu nhận biết sau đây:
Ở giai đoạn đầu triệu chứng giãn tĩnh mạch được chẩn đoán qua các dấu hiệu sau:
- Tại bắp chân, luôn có cảm giác bị bó rất chặt và luôn bị mỏi như phải thường xuyên vác nặng
- Thường xuyên gặp phải triệu chứng chuột rút về đêm
- Chân bị sưng phù và ngứa
- Da có tình trạng viêm nhẹ, bắt đầu bị nổi gân xanh dọc theo đùi, mắt cá, đầu gối
- Tại vùng da bị giãn tĩnh mạch có triệu chứng ngứa râm ran.
Hiện tượng giãn tĩnh mạch ở giai đoạn 2 này trở lên trầm trọng hơn qua các biểu hiện rõ ràng như:
- Người bệnh có thể sờ và quan sát rõ ràng các mạch máu nổi lên bằng mắt
- Các tĩnh mạch bắt đầu xuất hiện dày đặc và chằng chịt như mạng nhện
- Vùng bàn chân, mắt cá chân lúc nào cũng có cảm giác rất ngứa
- Gân xanh được hình thành dọc theo da đùi, mắt cá chân và đầu gối
- Xuất hiện tình trạng da bắt đầu lở loét, nhiễm trùng và ở giai đoạn này bạn không lập tức có biện pháp khắc phục nguy cơ rất cao sẽ dẫn đến hoại tử.
Đa phần người bệnh chỉ để tâm tới khi bệnh đã vào giai đoạn gần cuối, các thành tĩnh mạch bị giãn và hư hỏng nghiêm trọng, da đổi màu, lở loét thậm chí là xuất hiện tình trạng nhiễm trùng mới bắt đầu đi thăm khám.
Suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra đối với những người thường xuyên phải lao động nặng, dân văn phòng hay những người thường xuyên giữ đúng một tư thế khi làm việc. Do vậy nếu tính chất công việc của bạn thuộc một trong các điểm nêu trên. Bạn hãy theo dõi sát sao và khi có dấu hiệu hãy lập tức đến thăm khám tại các cơ sở uy tín để khắc phục và điều trị bệnh ngay từ đầu.
Suy giãn tĩnh mạch có chữa được không?
Với sự phát triển vượt bậc của y học hiện nay thì suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh hoàn toàn có thể điều trị được. Tuy nhiên nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Sẽ gây nên rất nhiều khó khăn, tốn kém chi phí và gây đau đớn ngay cho chính bạn .
Hiện nay có hai phương pháp được áp dụng để điều trị suy giãn tĩnh mạch đó là phương pháp điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng phương pháp nội khoa
Phương pháp nội khoa được áp dụng khi bệnh bắt đầu có dấu hiệu giãn tĩnh mạch ở giai đoạn đầu. Sau quá trình thăm khám, nhận thấy bệnh nhân nhân chưa bị bệnh ở mức độ nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị suy giãn tĩnh mạch chân như:
- Rotuven 3000: Loại thuốc này được sản xuất và nhập khẩu tại Hoa Kỳ. Có tác dụng làm thành mạch khỏe hơn, thúc đẩy quá trình lưu thông máu được chơn chu.
- Venpoten: Venpoten được sản xuất và nhập khẩu tại New Zealand, có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ tối đa việc điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch
- Carusos Veins Clear: Carusos Veins Clear được nhập khẩu và sản xuất tại Úc. Có công dụng tăng cường hoạt động của các nhóm mạch. Từ đó quá trình lưu thông máu sẽ diễn ra dễ dàng và thuận tiện hơn.
- Varicofix: Có tác dụng điều trị trực tiếp tại vùng bị giãn tĩnh mạch. Giúp giảm thiểu tối đa sự hình thành và phát triển của bệnh.
Một số loại thuốc bôi như Gel Varicofix, Gel Vein Care, Vnen Gel Das Gesunde Plus,.. cũng được các bác sĩ sử dụng để điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Ưu điểm của phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng nội khoa
Giá thành rẻ
Nhược điểm của phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng nội khoa
- Không điều trị được tận gốc bệnh
- Bệnh có thể tái phát lại bất cứ lúc nào
- Sử dụng thuốc uống rất hại cho dạ dày
Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng phương pháp ngoại khoa
Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng phương pháp ngoại khoa là phương pháp được rất nhiều bác sĩ khuyên áp dụng. Bởi phương pháp này có thể khắc phục hoàn toàn những nhược điểm của cách điều trị nội khoa.
Hiện nay có 3 phương pháp can thiệp bằng ngoại khoa để chữa suy giãn tĩnh mạch đó là:
- Tiêm xơ tĩnh mạch
- Can thiệp laser, RF
- Keo sinh học Venaseal
Ưu điểm của phương pháp trị giãn tĩnh mạch bằng ngoại khoa
- Không gây đau đớn
- Không tái phát bệnh, chữa trị tận gốc bệnh
- Thời gian hồi phục nhanh chóng
- Bệnh nhân có thể xuất hiện trong ngày
- Không phải kiêng khem quá nhiều thứ
- Đảm bảo các yếu tố về thẩm mỹ, tuyệt đối không để lại sẹo.
Nhược điểm của phương pháp trị giãn tĩnh mạch bằng ngoại khoa: Giá thành cao
Lời khuyên dành cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch?
Bạn không nên quá lo lắng khi phải đối mặt với căn bệnh suy giãn tĩnh mạch. Bởi căn bệnh này hoàn toàn có thể điều trị được tận gốc nếu bạn kiên trì và phối hợp. Bạn nên luôn giữ cho mình một tâm thế vui vẻ nhất, hạn chế việc suy nghĩ quá nhiều, stress sẽ không giúp bạn có thể chữa bệnh tốt mà trái lại làm bệnh càng trở lên trầm trọng hơn.
Để ngăn chặn sự phát triển của suy giãn tĩnh mạch, bạn hãy duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và tích cực sử dụng những thực phẩm có lợi cho tĩnh mạch. Tuyệt đối tránh xa các loại thực phẩm mặn, nhiều đường, nhiều carbohydrate tinh chế và kết hợp cùng các bài tập tốt cho việc rèn luyện cơ.
- Không sử dụng các chất kích thích
Vốn dĩ các chất kích thích không hề tốt với cơ thể bạn, đặc biệt là rượu. Rượu là khắc tinh của các tĩnh mạch, làm cơ thể mất nước, làm hệ thống tĩnh mạch bị trì trệ. Và chính điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cục máu đông hình thành ở mạch.
- Nên hạn chế tối đa các sản phẩm có nguyên liệu sữa
Nguyên liệu từ sữa rất tốt cho cơ thể nhưng chúng lại làm trì trệ trong quá trình tiêu hoá. Táo bón là tình trạng rất quan ngại đối với những người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch. Bởi nó sẽ trực tiếp thúc đẩy các tĩnh mạch bị sưng lên và quá trình phát triển nhanh chóng hơn rất nhiều.
- Không dùng các đồ ăn chiên rán
Đồ ăn chiên rán là một trong những món ăn bạn cần kiêng tuyệt đối để bảo vệ tĩnh mạch. Hàm lượng chất béo chứa trong đồ chiên rán rất cao, dẫn đến nguy cơ tĩnh mạch bị nghẽn và hình thành các cục máu đông.
- Không sử dụng các loại thực phẩm đã qua chế biến sẵn
Các loại thịt đã trải qua quá trình chế biến có chứa nhiều natri khiến khiến máu đặc hơn làm quá trình vận chuyển bị chậm chạp hơn. Bên cạnh đó, một số loại thịt đóng hộp có chứa rất nhiều BPA, khi BPA được đưa vào cơ thể qua đường ăn uống, chúng sẽ hợp tác với nhau thúc đẩy tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên tồi tệ và xấu hơn.
Thấu hiểu những khó khăn của bệnh nhân khi phải đối diện với bệnh suy giãn tĩnh mạch. Chuyên Khoa Trị Giãn Tĩnh Mạch An Viên đem đến các phác đồ điều trị hiện đại nhất, tốt nhất, đem lại hiểu quả điều trị bệnh cao nhất cho khách hàng.
Bệnh nhân khi đến thăm khám tại Chuyên Khoa Trị Giãn Tĩnh Mạch An Viên sẽ trải qua quá trình thăm khám tỉ mỉ cẩn thận, để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất giúp người bệnh có thể thoát khỏi hoàn toàn chứng suy giãn tĩnh mạch.
Với cái tâm và sự tận tụy với nghề, đến với Chuyên Khoa Trị Giãn Tĩnh Mạch An Viên, khách hàng sẽ cảm thấy an tâm, tin tưởng vì sự lựa chọn của chính mình.
Khi phát hiện ra những dấu hiệu giãn tĩnh mạch, hãy liên hệ ngay với Chuyên Khoa Trị Giãn Tĩnh Mạch An Viên qua điện thoại số 1800 0086 để được thăm khám miễn phí.