Suy giãn tĩnh mạch được chia làm 3 giai đoạn tiến triển bệnh. Trong giai đoạn đầu, các dấu hiệu hầu như rất mơ hồ khiến cho nhiều người chủ quan, bệnh dễ dàng trở nặng
Dấu hiệu giãn tĩnh mạch
Trong giai đoạn đầu, các dấu hiệu chỉ mới hình thành, chưa rõ nét. Đôi khi, người bệnh chỉ có cảm giác khó chịu nhẹ và nặng hơn ở chân. Vùng da chân có thể ngứa hoặc nóng hơn. Các triệu chứng thường xấu đi vào cuối ngày hoặc khi bệnh nhân phải đứng trong thời gian dài.
Trường hợp nặng hơn, người bệnh dễ thấy mỏi chân khi đứng lâu, phù nhẹ. Chân có cảm giác như kim châm hoặc kiến bò. Về đêm thường bị chuột rút. Lúc này, người bệnh có thể nhìn thấy mạch máu nhỏ li ti xuất hiện trên bề mặt da. Các triệu chứng có thể giảm đi hoặc biến mất khi người bệnh nghỉ ngơi. Chính điều này khiến nhiều người không chú ý, thường bỏ qua bệnh.
Trong giai đoạn tiếp theo, bệnh trở nặng, các cơn đau sẽ kéo dài để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Thường bệnh nhân sẽ bị phù ở khu vực mắt cá hoặc bàn chân. Khi đi giày, dép sẽ có cảm giác chật hơn thường ngày. Vùng da chân bắt đầu thay đổi màu sắc thành xanh hoặc tím do máu ứ đọng quá lâu. Thời điểm này, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi di chuyển. Đặc biệt cảm thấy đau, nhức chân và xất hiện các đường ngoằn ngoèo nổi rõ. Lâu dần, chân sẽ bị loét da ở nhiều mức độ. Nhẹ thì da có thể tự lành, nặng thì có thể gây ra nhiễm trùng da.
Nguyên nhân giãn tĩnh mạch
Máu trong cơ thể chúng ta liên tục được tuần hoàn. Động mạch sẽ dẫn máu từ tim đi khắp cơ thể. Tĩnh mạch sẽ dẫn máu từ ngoại biên về lại tim. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào khẳng định nguyên nhân cụ thể dẫn đến căn bệnh giãn tĩnh mạch. Nhưng các bác sĩ đã chỉ ra một số yếu tố nguy cơ
- Tuổi tác: Tuổi càng cao càng kéo theo nhiều bệnh lý do cơ thể lão hóa. Giãn tĩnh mạch chi dưới là một trong những bệnh thường gặp ở người già. Lúc này, các van tĩnh mạch sẽ hao mòn làm giảm khả năng bơm máu về tim.
- Giới tính: So với nam giới, nữ giới là nhóm đối tượng có khả năng cao mắc bệnh này. Theo thống kê, nữ giới chiếm 70% trong số người mắc bệnh giãn tĩnh mạch. Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. 2 giai đoạn cần chú ý nhất là tiền kinh và mãn kinh. Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, lượng máu trong cơ thể phụ nữ cũng nhiều hơn bình thường. Máu cần cung cấp cho cả thai nhi, các van cơ ở tĩnh mạch sẽ phải hoạt động nhiều hơn. Từ đó có khả năng giãn tĩnh mạch chân cao hơn.
- Di truyền: Nếu thành viên trong gia đình bạn từng có tiền sử mắc bệnh này. Nguy cơ bạn gặp phải cũng sẽ rất cao.
- Béo phì: Ở người béo phì, các tĩnh mạch chân phải chịu trọng lực toàn bộ cơ thể nhiều hơn. Từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh lý giãn tĩnh mạch chân.
- Đứng hoặc ngồi lâu tại chỗ: Khi giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài sẽ khiến máu bị tắc nghẽn lưu thông. Đây là điều dân văn phòng, giáo viên cần đặc biệt chú ý. Hãy luyện tập một vài động tác nhỏ, đơn giản khi phải đứng hay ngồi lâu một chỗ nhé.
- Bẩm sinh: Một số trường hợp người bệnh bị giãn tĩnh mạch do khiếm khuyết van bẩm sinh.
Điều trị giãn tĩnh mạch ở đâu?
Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người càng ít phải vận động khiến có số người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch ngày càng tăng cao. Mặc dù được xem là bệnh lành tính nhưng suy giãn tĩnh mạch cũng ít nhiều ảnh hưởng xấu đến đời sống người bệnh. Để phòng tránh căn bệnh này, hãy giữ một sức khỏe tốt. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất và đặc biệt là chất xơ. Lắng nghe cơ thể để nhận biết dấu hiệu bệnh sớm và có hướng điều trị ngay.
Hiện nay, có rất nhiều bệnh viện, cơ sở điều trị bệnh giãn tĩnh mạch. Để việc điều trị đạt hiệu quả cao, bạn nên tìm đến địa chỉ thăm khám uy tín. Bao gồm các yếu tố như: bác sĩ giày kinh nghiệm, trang thiết bị y tế và hệ thống được đầu tư bài bản, cập nhật các công nghệ tiên tiến,….
Chuyên khoa giãn tĩnh mạch An Viên tự hào là một đơn vị uy tín, chuyên nghiệp trong chăm sóc và điều trị tận gốc bệnh suy giãn tĩnh mạch tay . Chúng tôi có đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, trang thiết bị hiện đại, luôn cập nhật công nghệ mới và thấu hiểu điều khách hàng cần. Hãy nhấc máy gọi 1800 0086 để nhận tư vấn miễn phí nhé!