Hiện tượng chân nặng nề
Trong y khoa triệu chứng chân nặng nề được bắt nguồn từ hiện tượng máu dồn xuống chân.
Khi xuất hiện hiện tượng chân nặng nề, người bệnh sẽ cảm thấy đôi chân bị căng cứng, đau nhức, thậm chí là tê liệt và rất khó khăn khi di chuyển.
Hiện tượng chân nặng nề phần lớn thường xuất hiện vào đầu giờ chiều hoặc tối. Đi kèm với các biểu hiện khác như: da bị sưng phồng, đau nhức, căng, bóng, buồn nôn, khó chịu…
Nặng chân là bệnh gì?
Chân nặng nề do bệnh suy giãn tĩnh mạch
Chức năng của các tĩnh mạch ở chân luôn có trọng trách đưa máu về tim để cung cấp sự sống cho cơ thể.
Tuy nhiên khi chức năng đưa máu về tim của tĩnh mạch bị suy giảm sẽ làm cho máu bị ứ đọng lại ở các tĩnh mạch chi dưới.
Qua thời gian số lượng máu tích tụ lại trong các tĩnh mạch ngày càng lớn, khiến chúng bị phồng lên trên mặt da. Hình thành các khối tĩnh mạch màu xanh, tím mà chúng ta vẫn thấy.
Chân nặng nề là dấu hiệu nhận biết đặc trưng ban đầu của giãn tĩnh mạch chân nhẹ. Bên cạnh đó người bệnh còn phải đối diện với các triệu chứng khác như đau mỏi, nặng chân, phù chân, kiến bò, chân tê liệt, loét chân, phù da, ngứa da, tê bì…
Giãn tĩnh mạch chi dưới cần được điều trị sớm nếu không sẽ cản trở rất lớn đến quá trình điều trị sau này.
Các nguyên nhân khác gây nên hiện tượng chân nặng nề
Chân nặng nề ngoài yếu tố bệnh lý còn có thể là do các nguyên nhân đến từ tự nhiên như:
Chân nặng nề do thời tiết
Vào những ngày thời tiết nóng bức, nhiệt độ cao, các tĩnh mạch buộc phải giãn nở ra để làm mát cho cơ thể. Tuy nhiên chính sự giãn nở đột ngột này lại làm cho chân trở lên nặng nề
Chân nặng nề do sử dụng quá nhiều rượu bia
Khi cơ thể phải dung nạp quá nhiều nước so với định lượng tiêu chuẩn sẽ gây áp lực cho các tĩnh mạch khiến chúng trở lên nặng nề và ì ạch hơn.
Chân nặng nề do bị chấn thương
Trạng thái hiển nhiên khi chân bị chấn thương sẽ xuất hiện tình trạng sưng viêm ngay tại vùng da bị tác động
Với trường hợp này bạn không cần quá lo lắng, mà chỉ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng vết thương, vài ngày sau tình trạng phù nề sẽ tự khắc biến mất.
Lưu ý:
Có thể thấy khi đặt ra câu hỏi “nặng chân là bệnh gì”? Bạn sẽ nhận được rất nhiều câu trả lời, có thể là do bệnh lý cũng có thể là do đến từ một yếu tố tự nhiên nào đó.
Tuy nhiên khi xuất hiện tình trạng nặng chân dai dẳng khoảng 3 tuần trở lên, rất có nguy cơ bạn đã đối diện với tình trạng suy giãn tĩnh mạch
Lúc này bạn tuyệt đối không nên chủ quan và ngần ngại việc đi thăm khám. Vì bất cứ hành động chần chừ của bạn lúc này sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và tốn kém cho quá trình điều trị sau này.
Trên đây là những chia sẻ của Chuyên Khoa Trị Giãn Tĩnh Mạch An Viên về vấn đề nặng chân là bệnh gì?
Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để trang bị và nâng cao ý thức của bản thân trong phòng tránh và điều trị bệnh.
Nhằm giúp người dân có cơ hội được tầm soát bệnh và phát hiện ra bệnh sớm. An Viên hiện đang tích cực triển khai gói thăm khám Miễn Phí cho khách hàng khi có triệu chứng chân nặng nề. Hãy liên hệ với An Viên qua hotline 1800 0086 để được đặt lịch bạn nhé.