Tại sao các triệu chứng giãn tĩnh mạch thường “nhắm” đến mẹ bầu?
Theo nghiên cứu và đánh giá của các chuyên gia chuyên nghiên cứu về suy giãn tĩnh mạch cho thấy. Sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố khi mang thai chính là nguyên nhân hàng đầu khiến cho các triệu chứng giãn tĩnh mạch lần lượt xuất hiện.
Việc hạn chế vận động khi mang thai trong thời gian dài cũng chính là nguyên nhân dẫn đến giãn tĩnh mạch. Bên cạnh đó, trong 4 tháng cuối của chu kỳ, do thai lớn, chèn ép lên các tĩnh mạch gây sự cản trợ trực tiếp đến quá trình đưa máu về tim của các tĩnh mạch.
Thông thường lượng máu ở tĩnh mạch chiếm khoảng 70% tổng lượng máu cung cấp cho cơ thể. Tuy nhiên khi mang bầu lượng máu này tăng lên đến gần 30%. Điều này làm cho các tĩnh mạch trực tiếp bị giãn và căng phồng.
Với một số người, các triệu chứng giãn tĩnh mạch sẽ giảm dần về kích thước ban đầu sau 1 năm khi sinh. Tuy nhiên, một số trường hợp khác thì bệnh lại diễn biến trầm trọng và nguy hiểm hơn. Ngoài ra, phụ nữ mang thai nhiều lần sẽ có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới lớn hơn đến 30% so với những người mang thai ở lần đầu.
Triệu chứng giãn tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai cần lưu tâm
Các triệu chứng giãn tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai là:
- Triệu chứng phù chân: Cả bàn chân bị sưng phù là dấu hiệu nhận biết điển hình nhất cho thấy thai phụ đã mắc suy giãn tĩnh mạch.
- Triệu chứng giãn tĩnh mạch ở chân: Tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân bắt đầu xuất hiện vào khoảng tháng thứ 2 trong thời kỳ mang thai. Đến thời điểm gần sinh các tĩnh mạch này trở nên dày đặc hơn. Thậm chí một số trường hợp còn xuất hiện gân màu xanh, tĩnh mạch sưng phồng có kích thước lớn hay còn gọi là “huyết khối” chúng có thể quan sát rõ ràng bằng mắt thường.
Ngoài ra, các thai phụ gặp còn gặp các triệu chứng giãn tĩnh mạch khác như: đau nhức, tê chân, mỏi chân, chuột rút, ngứa chân, chân nặng, gặp khó khăn khi đứng lâu hay ngồi nhiều.
Với một số trường hợp nặng hơn, thai phụ còn cảm thấy khó thở, ho nhiều, tức ngực, ho ra máu… mà không rõ nguyên nhân. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng này, người nhà nên lập tức đưa thai phụ đi khám để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.
Mẹo chữa suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý
Bất cứ thai phụ nào cũng sẽ gặp phải các triệu chứng giãn tĩnh mạch khi mang thai, chỉ là các triệu chứng xuất hiện ở mức độ nặng hay nhẹ. Để hạn chế nguy cơ bệnh diễn biến xấu, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau:
- Áp dụng một số bài tập nhẹ nhàng cho mẹ trong khi mang bầu
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với khói của thuốc là
- Nên ăn nhiều rau xanh và kiểm soát vấn đề về cân nặng
- Uống ít nhất 1,5l nước lọc mỗi ngày
- Thai phụ có thể sử dụng vớ y khoa để giảm bớt triệu chứng của bệnh
- Kê cao chân khi ngủ bằng các vật dụng hỗ trợ
- Nên mặc quần áo rộng rãi không bó sát
Mặc dù có một số loại thuốc được áp dụng có thể dùng cho thai phụ để hạn chế sự xuất hiện của các triệu chứng giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên điều này phải nhận được sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Mặt khác việc dùng thuốc cũng ít nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và cả thai nhi.
Đối với các trường hợp suy giãn tĩnh mạch nặng gây đau đớn cho mẹ. Bác sĩ có thể tiến hành sử dụng một số phương pháp điều trị bằng công nghệ y khoa như chích xơ, sử dụng laser để bỏ tĩnh mạch hư tổn. Đây cũng là những biện pháp ưu việt nhất giúp mẹ trị dứt điểm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, những biện pháp này phải trải qua quá trình thăm khám, chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa tay nghề cao để không ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé.
Việc phát hiện ra các triệu chứng giãn tĩnh mạch và điều trị chúng càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé. Hãy để Chuyên Khoa Trị Giãn Tĩnh Mạch An Viên được đồng hành cùng mẹ và bé trong hành trình ngăn ngừa và điều trị suy giãn tĩnh mạch.